Đơn vị đo lường của Trung Quốc và Việt Nam là hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên khi quy đổi sang hệ đo lường chuẩn quốc tế SI thì sẽ có những mức quy đổi riêng biệt. Vậy các bạn đã biết 1 thước Trung Quốc bằng bao nhiêu mét, cm của Việt Nam chưa? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây của aocuoitrunghoa.com.

Giới thiệu về hệ đo lường của Trung Quốc

Lịch sử của Trung Quốc thì chắc chắn ai cũng biết rồi đúng không? Cũng vì do ảnh hưởng về sự thay đổi quyền cai trị giữa các triều đại cho nên hệ thống bảng đo lường của Trung Quốc dường như là không có sự “cố định”.

Nếu dựa vào một số tài liệu nghiên cứu từ xưa của phương tây và Trung Quốc, thì hệ thống đo lường tại xứ xở Trung Hoa phải nói là rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia lớn, họ đều chuyển sang dùng chung hệ đo lường chuẩn quốc tế SI, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tại Trung Quốc thì họ vẫn sử dụng hệ đo lường của riêng họ, đơn giản là vì người Trung Quốc họ có lòng tự tôn rất cao và họ không muốn lệ thuộc bất cứ điều gì.

Vào thế kỷ thứ 20 thì lúc này Hồng Kông đã được “tách” ra khỏi Trung Quốc và không còn sử dụng chung hệ thống đo lường của Trung Quốc. Thay vào đó, Hồng Kông đã chuyển sang sử dụng hệ đo lường quốc tế SI và của nước Anh nữa. Nhưng Trung Quốc họ vẫn luôn giữ vững lập trường của họ, và quyết sử dụng đơn vị đo lường truyền thống được cải cách mới nhất.

Tùy vào từng thời điểm vương triệu, hệ thống đo lường tại Trung Quốc luôn có những điều chỉnh cho phù hợp với đời sống con người lúc đó. Nếu quan sát kĩ thì chúng ta sẽ thấy, những sự điều chỉnh về sau này lúc nào cũng được “tăng” lên, tức là sẽ dài thêm, nặng hơn hoặc rộng hơn. Hầu như, những triều đại cai trị về sau lúc nào cũng muốn tỏ ra mình là tốt nhất và vượt trội hơn so với triều đại cũ…

Dưới đây là một số chuẩn quy đổi trong hệ đo lường của Trung Quốc, mình chỉ liệt kê một số nội dung liên quan đến chủ đề bài viết hôm nay thôi nhé các bạn.

Cách tính toán và chuyển đổi về chiều dài

Những đơn vị được dùng phổ biến trong thời bấy giờ là Lý, Phân, Thước, Thốn, Ly, Trượng, Bộ, Dẫn.

Mình sẽ cho bạn thấy rõ vấn đề “chênh lệch” trong mức quy đổi đơn vị giữa các thời vua chúa cai trị ở Trung Quốc nhé. Giữa các thời đề vương thì không bao giờ có sự “thống nhất” và quy chuẩn nào hết, phải nói là khác nhau hoàn toàn.

Ở thời nhà Chu cai trị thì, đơn vị đo lường được dùng chủ yếu là Bộ và Thước. Cách quy đổi đơn vị đo lường lúc này sẽ được tính là 1 bộ tương ứng với 6 thước và 1 thước sẽ tương đương với 19,9 cm.

Khi thời nhà Chu suy tần và các đời nhà vương chúa sau này lên cai trị thì 1 thốn chỉ bằng có 10 phân; 1 thước thì tương đương với 10 thốn; 1 bộ thì bằng 5 thước; còn 1 trượng tương ứng với 10 thước; 1 dẫn thì bằng 10 trượng. Và 1 lý tương ứng với 360 bộ nhưng vẫn có sử sách nói rằng 1 lý còn bằng khoảng 10 dẫn.

Để dẫn chứng rõ hơn về sự thay đổi về cách quy đổi đơn vị đo lường tại Trung Quốc qua các thời vương triều, mình sẽ cho các bạn xem thêm một số ví dụ dưới đây:

Từ thời Đường lên cai trị thì đơn vị đo lường lúc bấy giờ chủ yếu là Ly, và giá trị quy đổi là 10 ly bằng 1 phân.

Nếu chúng ta lấy đơn vị Phân làm thước đo chuẩn thì khi quy đổi ra đơn vị đo lường SI thì sẽ có rất nhiều kết quả khác nhau.

Thời Tiền Hán thì 1 phân = 2,77 mm; thời Hậu Hán thì 1 phân = 2,3 mm; thời Tấn thì 1 phân = 2,41 mm; thời Nam Bắc thì 1 phân = 2,79 mm; thời Tùy thì 1 phân = 2,95 mm; thời Đường thì 1 phân = 3,11 mm; vào thời Nguyên và Tống thì 1 phân = 3,07 mm; thời minh thì 1 phân sẽ bằng 3,11 mm, còn thời nhà Thanh thì 1 phân = 3,11 mm.

Để giúp bạn dễ hiểu hơn về cách quy đổi từ thước sang đơn vị mét, mình sẽ liệt kê thêm một số ví dụ sau đây

Ví dụ, thời xưa người ta nói Quan Công có chiêu cao là 9 thước, nếu quy đổi ra thì sẽ tương đương là 2 mét. Còn các danh tướng khác như Triệu Vân, Trương Phi,… có tầm cao khoảng 8 thước tức là tương đương 1,8 mét.

Thanh Bát Xà Mâu của Trương Phi có chiều dài là 1 trượng 8 thước, khi quy đổi sang mét thì chiều dài của nó sẽ ước tính là tầm 4 mét.

Nếu dựa theo sử sách thời xưa, thì đơn vị thước khi quy đổi sang mét sẽ dựa trên quy chuẩn đổi của thời nhà Hậu Hán và Ngụy Tần.

Cách tính toán và chuyển đổi về diện tích

Đơn vị đo lường khi tính diện tích thì ở Trung Quốc dùng chủ yếu là Mẫu, khoảnh, Phân, Bộ.

Khi quy đổi thì sẽ được tính theo công thức chuẩn sau:

1 bộ tương ứng với 5 thước vuông, tuy nhiên vào thời nhà Chu thì 1 bộ đến 6 thước vuông lận.

Còn 1 phân thì tương ứng với 24 bộ, 1 mẫu thì khoảng 10 phân hoặc 100 bộ (ở thời nhà Chu), 1 khoảnh tương ứng với 100 mẫu.

Đơn vị Thước sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cách quy đổi ở từng thời đại vương triều cai trị tại Trung Quốc.

>>> 1 hào Trung Quốc bằng bao nhiêu tiền Việt Nam

Vậy 1 thước Trung Quốc bằng bao nhiêu mét, cm của Việt Nam?

Dựa vào một số nguồn tin mà bọn mình vừa tổng hợp trên internet thì những đơn vị đo lường tại Trung Quốc hầu như không có phần chữ Hán gốc, mà được ghép lại và gọi theo tên gọi tiếng Latinh.

Ở Trung Quốc thì 1 thước còn được gọi với tên khác đó là 1 xích, hoặc 1 tchi. Họ quy chuẩn 1 thước bằng 10 tấc, tức là sẽ bằng 33 cm hoặc 0,33 m.

1 thước Trung Quốc bằng bao nhiêu mét, cm của Việt Nam
1 thước Trung Quốc bằng bao nhiêu mét, cm của Việt Nam

Nhưng vẫn có nguồn tin cho biết, 1 thước Trung Quốc bằng 10 thốn, quy đổi ra đơn vị SI sẽ là 33,33 cm và 1/3 m. Nếu tính sự chênh lệch giữa 2 sự quy đổi này thì ta thấy rằng chúng không có lệch nhiều nên có thể tạm dùng cách đổi trên.

Về chiều dài, thì khi quy đổi ta sẽ được đơn vị chuyển đổi như sau:

  • 1 dặm hoặc 1 lý sẽ bằng 18 dẫn, tức là tương đương với 414 m (mét)
  • 1 dẫn bằng 10 trượng, tức là tương đương với 23 m (mét)
  • 1 trượng bằng 2 bộ hoặc 10 thước, tức là bằng 3,33 m (mét)
  • 1 bộ bằng 5 thước, tức là bằng 1,65 m (mét)
  • 1 thước ( hoặc 1 xích, tchi) bằng 10 tấc, tức là bằng 0,33 m (mét)
  • 1 phân bằng 10 li, tức là bằng 3,3 mm (milimét)

Như vậy, Thước được xem là đơn vị đo lường được người dân Trung Quốc sử dụng từ xưa đến nay. Một thước Trung Quốc bằng 0,33 mét hoặc bằng 33 cm nha các bạn.

Còn một thước khi quy đổi sang đơn vị mét, cm Việt Nam thì cũng sẽ có một kết quả khác hoàn toàn.

Từ xưa, 1 thước Việt Nam được quy ước là 0,47 mét hoặc 47 cm. Còn bây giờ 1 thước được hiểu là 100 cm hoặc 0,1 mét. Tuy nhiên, trải qua thời kì Pháp thuộc thì cách quy đổi đơn vị đo lường của nước ta đã áp dụng theo quy chuẩn của người Pháp, riêng ở khu vực miền Bắc thì 1 thước được quy chuẩn “làm tròn” thành 0,4 m hoặc 40 cm.

Sau khi đọc đến đây, chắc bạn cũng thấy rõ sự phức tạp trong hệ thống đơn vị đo lường của Trung Quốc đúng không? Bản thân mình khi tìm hiểu về chủ đề này cũng thấy hơi rối và phức tạp.

Tóm lại, những gì bọn mình muốn chia sẻ cũng đã nói hết rồi. Do đó, bọn mình xin được kết thúc nội dung bài viết “1 thước Trung Quốc bằng bao nhiêu mét, cm của Việt Nam”. Hy vọng thông qua những thông tin này, các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách quy đổi đơn vị Thước của Trung Quốc sang đơn vị mét và cm của Việt Nam nhé.

Tham khảo thêm