Mâm bưng quả đám cưới là một trong những lễ vật quan trọng, nó thể hiện tấm lòng, lễ nghĩa của nhà trai đối với nhà gái. Tuy nhiên mâm bưng quả của miền Nam và miền Bắc có khác gì không? Mâm bưng quả đám cưới miền Nam thì thường có những gì? Sau đây hãy cùng website aocuoitrunghoa.com đi tìm hiểu kĩ hơn về những vấn đề này nhé.

Sự khác biệt trong mâm bưng quả miền Nam 

Mâm bưng quả là lễ vật quan trọng và cần phải có trong tất cả các đám cưới mà kể cả đám cưới miền Bắc, Trung hay Nam đều không thể nào thiếu được. Mâm bưng quả thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn của nhà trai đối với nhà gái đã sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu cho đến ngày hôm nay và cũng thể hiện sự yêu thương của nhà trai đối với con dâu.

Mâm bưng quả có thể không cần phải quá sang trọng, không cần phải quá nhiều nhưng ít nhất nó phải đầy đủ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhà trai. Tuy nhiên ở mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tập quán lễ nghĩa khác nhau, trong văn hóa cưới cũng có nhiều nét khác biệt cho nên mâm bưng quả miền Bắc và miền Nam cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Nếu như miền bắc yêu cầu số lượng mâm bưng quả là số lẻ thì ngược lại người miền Nam lại yêu cầu số lượng tráp lễ là số chẵn và thường là 6 tráp. Đối với người miền Nam thì số 6 là một con số biểu tượng cho may mắn, hạnh phúc và tài lộc. Tuy số lượng tráp lễ là số chẵn nhưng người miền Nam lại yêu cầu số lượng trong các tráp lễ phải là số lẻ với mong muốn gia đình sẽ luôn đầm ấm, hạnh phúc và phát tài phát lộc.

Người miền Nam quan niệm số lượng mâm bưng quả đám cưới phải nhiều hơn so với số lượng mâm bưng quả của đám hỏi. Nếu như đám hỏi chuẩn bị 4 mâm bưng quả thì đám cưới phải chuẩn bị 6 mâm bưng quả, nếu đám hỏi chuẩn bị 6 mâm bưng quả thì đám cưới sẽ chuẩn bị 8 mâm bưng quả.

Điều này tùy thuộc vào từng nơi khác nhau chứ không nhất thiết phải theo một khuôn khổ. Vì có khá nhiều nơi tại miền Tây, đám hỏi thường chuẩn bị đến 20 mâm bưng quả những khi tổ chức đám cưới thì rút gọn chỉ còn 6 mâm bưng quả. Cho nên để tránh tình trạng không hay xảy ra thì hai bên gia đình nên thống nhất với nhau, nhà trai nên tham khảo ý kiến của nhà gái trước khi chuẩn bị số lượng lễ vật cho phù hợp.

Trong mâm bưng quả của người miền Nam thì sẽ không thể nào thiếu được bánh phu thê. Đây là một loại bánh tượng trưng cho âm và dương, nó thể hiện cho sự gắn kết giữa vợ chồng, cặp đôi cô dâu và chú rể. Bánh phu thê như là một sự chúc phúc cho cặp vợ chồng thành đôi, mong cuộc sống sẽ bình yên, trăm năm hạnh phúc.

mam-bung-qua-dam-cuoi-mien-nam
Mâm Bưng quả đám cưới miền Nam

Mâm Bưng quả đám cưới miền Nam gồm có những gì?

Mâm bưng quả không chỉ được chú trọng về số lượng, hình thức bên ngoài mà nó còn được quan tâm cả về lễ vật bên trong. Số lượng lễ vật bên trong mâm bưng quả của người miền Nam sẽ là số lẻ. Tuy nhiên mâm bưng quả đám cưới miền Nam bao gồm những lễ vật gì? Sau đây hãy tiếp tục theo dõi bài viết để hiểu thêm về những lễ vật cần có trong đám cưới của người miền Nam nhé.

Trầu cau

Trầu cau là một trong những loại mâm quả phổ biến và hầu như không thể nào thiếu được đối với tất cả các miền trên đất nước chứ không riêng gì miền Nam. Đối với người miền Nam, trầu cau như là một sự thưa hỏi chính thức của nhà trai đối với nhà gái. Trầu cau luôn có mặt trong lễ vật đám hỏi và đám cưới của người miền Bắc, Trung, Nam và số lượng là số lẻ, tương ứng với mỗi quả cau thì sẽ có hai lá trầu. Thường thì tráp trầu cau sẽ có khoảng 105 quả cau và 210 lá trầu vói mong muốn vợ chồng hạnh phúc.

Trà, rượu và nến

Sau trầu cau thì trà, rượu và nến cũng là những lễ vật không thể nào thiếu được trong mâm bưng quả đám cưới của người miền Nam. Rượu và thuốc lá thể hiện được sự tôn kính của bậc con cháu đối với các vị gia tiên, mời các vị tổ tiên về chứng giám và chúc phúc cho cặp đôi cô dâu chú rể. Ngoài ra rượu có vị cay nồng còn thể hiện rằng trong cuộc sống hôn nhân sẽ có thể có những khoảnh khắc không vui, giận hơn, khó khăn nhưng chỉ cần đôi vợ chồng gắn bó cùng nhau đồng lòng thì chắc chắn mọi khó khăn đó chỉ là thử thách, vợ chồng sẽ vượt qua tất cả. Trong tráp lễ rượu, thuốc lá của người miền Nam có thêm một cặp nến long phụng nhà trai chuẩn bị dùng để thắp lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái, đây là lễ vật khá đặc biệt mà người miền Bắc không liệt kê trong danh sách lễ vật nhà trai.

Bánh su sê

Bánh su sê là một trong những lễ vật không thể nào thiếu được trong mâm bưng quả đám cưới của người miền Nam. Bánh su sê được xem như là một biểu tượng của sự hòa hợp giữa trời và đất, thể hiện sự đồng thuận và gắn bó giữa hai vợ chồng với nhau. Bánh su sê ở miền Nam khác so với bánh su sê của miền Trung, nó có hình dáng vuông vức, được gói bằng lá dứa. Người miền Bắc và miền Trung không sử dụng bánh su sê mà sử dụng bánh phu thê (miền Trung) và bánh cốm (miền Bắc).

Mâm xôi gấc

Xôi gấc có màu đỏ, đây là màu sắc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn và vui vẻ, đây cũng chính là ý nghĩa vì sao lại đưa mâm xôi gấc vào trong mâm bưng quả đám cưới của người miền Nam.  Sự kết dính của xôi gấc tượng trưng cho sự thủy chung, gắn kết bền chặt của hai vợ chồng dù cho có chuyện gì xảy ra đi chăn nữa thì hai người cũng sẽ đồng lòng vượt qua. Nhiều tráp lễ chỉ có mâm xôi gấc thôi nhưng cũng có nhiều trường hợp có kèm theo gà luộc.

Mâm hoa quả kết rồng phượng

Miền Nam có rất nhiều loại hoa quả, tráu cây cho nên trong mâm bưng quả sẽ có lễ vật hoa quả. Nó tượng trung cho một cuộc sống hôn nhân sung túc, đầy đủ và ngọt ngào như hương vị của trái cây. Mâm hoa quả thường sẽ có những loại trái cây  như mãng cầu, đu đủ, xoài, nho, táo,… và kiêng kị không thêm các loại trái cây có những cái tên không may như bom, lựu, chuối và những loại trái cây có vị chua, vị đắng khác.

Mâm heo quay

Nếu đã có vị cay nồng của rượu, vị ngọt ngào của trái cây thì phải có thêm vị mặn của thịt. Mâm heo quay được liệt kê vào danh sách lễ vật đám cưới mang ý nghĩa hi vọng cuộc sống vợ chồng sẽ ấm no, không bao giờ phải thiếu lương thực thực phẩm. Thường thì nếu mâm bưng quả đám cưới, trong tráp lễ xôi gấc không có đi kèm thịt gà thì sẽ đi thêm lễ vật heo sữa quay.

Nhiều gia đình ở miền Nam, nếu có điều kiện thì còn đi thêm tráp quần áo, đây là tráp lễ không hề có ở miền Bắc và miền Trung nhưng lại vô cùng phổ biến tại miền Nam.

Mâm bưng quả không chỉ đơn giản là lễ vật cưới hỏi thông thường mà nó còn thể hiện sự kính trọng, biết ơn và sự yêu thương của nhà trai của chú rể đối với nhà gái và cô dâu. Bài viết đã giải đáp những thắc mắc về sự khác biệt trong mâm bưng quả của người miền Bắc và miền Nam cũng như liệt kê danh sách mâm bưng quả đám cưới miền Nam gồm có những gì. Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích cho tất cả mọi người.

Có thể bạn quan tâm: