Trong đám cưới truyền thống của Việt Nam, thì lễ nạp tài là nghi lễ không thể thiếu trong mỗi đám cưới. Lễ nạp tài thuộc khuôn khổ nằm trong lễ ăn hỏi. Ý nghĩa của lễ nạp tài trong đám cưới là vô cùng quan trọng. Vậy lễ nạp tài là gì? Và tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu là đủ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một chút về lễ này nhé.

Lễ nạp tài là gì?

Tùy từng địa phương, lễ nạp tài sẽ có tên gọi khác nhau. Có nhiều nơi sẽ gọi là lễ đen hoặc tiền nát. Tuy nhiên, tất cả đều có ý nghĩa chung là món quà mà trai sẽ trao cho nhà gái coi như cảm ơn công sinh thành nuôi dưỡng cô dâu.

Ngoài ra, thì lễ nạp tài cũng được ngầm hiểu là một phần tiền mà nhà trai muốn góp cùng với nhà gái để lo cho đám cưới. Vì vậy, lễ nạp tài không chỉ có ý nghĩa biết ơn công sinh thành và nuôi dưỡng cô dâu của nhà gái. Mà lễ nạp tài còn là giúp cho đôi vợ chồng trẻ sau khi lấy nhau sẽ có một khoản tiền để xây dựng mái ấm của riêng mình.

Lễ nạp tài đám cưới cần những gì?

Lễ nạp tài (hay lễ đen, tiền nát) là một phong tục tập quán trong việc cưới xin của người Việt Nam. Tuy là vậy, nhưng mỗi vùng miền lại có một cách thức làm lễ nạp tài khác nhau. Trong lễ nạp tài thường sẽ có một phong bì chứa tiền, tiền này được gọi là tiền nạp tài. Nói nôm na cho dễ hiểu thì đây có thể coi là tiền thách cưới mà nhà gái yêu cầu nhà trai.

Về nguyên tắc, thì tiền nạp tài sẽ do nhà gái yêu cầu nhà trai. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề đó không còn quá cứng nhắc nữa. Tiền bao nhiêu là do hai bên bàn bạc và thống nhất. Tùy vào hoàn cảnh của cả hai bên để đưa ra con số cho phù hợp là được. Vì suy cho cùng, tiền nạp tài cũng là hình thức lễ nghĩa phù hợp với phong tục tập quán. Thông thường, tiền nạp tài sẽ là số lẻ. Vì theo quan niệm của ông cha ta số lẻ mang lại may mắn cho cô dâu và chú rể.

Ngoài tiền nạp tài thì lễ nạp tài còn bao gồm các sính lễ cần thiết đi kèm trong mỗi đám cưới.

Mâm trầu cau

Đây có thể coi là mâm lễ quan trọng nhất trong lễ cưới. Không bao giờ được phép thiếu mâm lễ này. Ông cha ta đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vì vậy, mâm trầu cau luôn là mâm trao đầu tiên và quan trọng nhất. Thông thường số trầu cau trên mâm sẽ là số lẻ. Mỗi quả cau đều được dán chữ song hỷ thể hiện sự trang trọng và may mắn. Nhiều gia đình còn cầu kì xếp cau thành hình con phượng rất đẹp.

Mâm lợn sữa quay

Lợn sữa quay sẽ được cho vàng đều, sau đó sẽ được đặt lên mâm lễ. Xung quanh sẽ được trang trí hoa rất đẹp. Mâm lợn sữa quay thường được sử dụng nhiều ở miền Bắc. Tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ của cô dâu và chú rể sau này.

Mâm rượu, thuốc lá và trà

Thông thường mâm lễ này sẽ có bia hoặc rượu, hoặc cũng có thể là nước ngọt. Cùng với đó là thuốc lá và trà. Tùy từng vùng miền mà số lượng lễ có trong mâm sẽ khác nhau. Nhiều nơi quan niệm số lẻ sẽ mang lại may mắn. Tuy nhiên, cũng có nhiều vùng lại quan niệm số chẵn sẽ thể hiện có đôi có cặp, sẽ phù hợp với đám cưới. Vì vậy, hãy tùy phong tục nơi mình sống để chuẩn bị sính lễ phù hợp nhé.

Mâm bánh ngọt 

Một loại bánh truyền thống luôn được sử dụng trong các đám cưới. Đó không gì khác chính là bánh phu thê. Ngoài ra, nhiều nơi sẽ có thêm cả những loại bánh khác nữa. Như miền Bắc có thể có thêm bánh cốm, miền Nam thì lại chuộng bánh gato. Mâm bánh ngọt này thể hiện sự ngọt ngào trong tình yêu của cô dâu và chú rể.

Mâm trang sức 

Mâm lễ này sẽ tùy vào điều kiện của mỗi gia đình. Không quá ép buộc là phải có những trang sức gì, hay bao nhiêu trang sức là đủ. Chỉ cần có là được. Ngoài ra, trong miền Nam ở mâm trang sức còn có cả áo khoác và mấn đội đầu của cô dâu.

Ngoài ra, thì cô dâu chú rể cũng cần chuẩn bị thêm những phong bao lì xì đỏ dành cho đội hình bê tráp. Để sau đó hai đội hình bê tráp nhà trai và nhà gái sẽ trao lì xì cho nhau. Coi như đó là một hình thức trao duyên. Số tiền trong phong bao lì xì thông thường sẽ là 50.000 đồng hoặc 100.000 đồng.

tien-nap-tai-cuoi-bao-nhieu-la-du
Tiền nạp tài cưới bao nhiêu là đủ?

>>> Xem ngay dàn bưng quả đám cưới cần bao nhiêu người là đẹp

Lễ nạp tài đáp cưới cần bao nhiêu tiền?

Ở một số vùng miền, lễ nạp tài được coi như tiền thách cưới mà nhà gái yêu cầu nhà trai phải đáp ứng. Nhiều vùng rất coi trọng lễ nạp tài này, nếu nhà trai không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ không gả con gái cho. Tuy nhiên, hiện nay những việc như vậy đã ít đi. Đa phần nếu có yêu cầu lễ nạp tài thì chỉ cần có về mặt hình thức là được. Không quá quan trọng là bao nhiêu tiền. Nhiều nơi đã bỏ luôn khoản tiền nạp này.

Ở đa số các vùng phía Bắc, tiền lễ nạp tài thường sẽ được chọn là số lẻ. Ví dụ như 3 triệu, 5 triệu,… Tuy nhiên, ở miền Nam người dân lại coi số chẵn mới là đem lại may mắn cho họ. Vì vậy tiền lễ nạp tài thường sẽ là số chẵn như 2 triệu, 6 triệu, 8 triệu hoặc nhiều hơn. Số tiền là bao nhiêu có thể do hai bên gia đình thống nhất từ trước.

Với xã hội hiện đại ngày nay, tiền lễ nạp tài không còn thực sự quá quan trọng. Nhiều gia đình đã bỏ bớt khoản này để tránh rườm rà. Quan trọng là sau khi con cháu hai bên lấy nhau về hạnh phúc, hòa thuận là được. Vì vậy, quan trọng nhất vẫn là hạnh phúc của con cháu, tiền lễ nạp chỉ là mặt lễ nghĩa. Quan trọng là sự chân thành đến từ cả hai họ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về lễ nạp tài trong đám cưới tại Việt Nam. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là lễ nạp tài đám cưới. Và tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu là đủ.

Tham khảo thêm