Thời Đường không chỉ phát triển vượt trội về văn hóa, kinh tế, chính trị mà còn ghi đậm dấu ấn với các trang phục cổ trang đậm chất khác biệt và vượt khỏi khuôn khổ truyền thống của các triều đại phong kiến trước đây. Nét khác biệt ấy là gì? Sau đây hãy cùng aocuoitrunghoa.com đi tìm hiểu kĩ hơn về trang phục cổ trang thời Đường Trung Quốc để tìm ra những nét khác biệt đó nhé!

Giới thiệu về trang phục cổ trang thời Đường Trung Quốc

Vào năm 618, Lý Uyên lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường và chính thức chấm dứt các cuộc nội loạn chia rẽ Trung Nguyên hàng trăm năm. Đây là bước ngoặc cho lịch sử Trung Quốc, vào thời Đường, văn minh Trung Hoa vô cùng phát triển và cường thịnh. Đáng nói đến ở đây chính là không chỉ cường thịnh về kinh tế mà còn về lĩnh vực chính trị và quân sự.

Tại thời điểm này, nghề tơ tằm đạt nhiều phồn thịnh và có những bước tiến đáng kể. Đây cũng chính là lĩnh vực giúp các dân tộc giao lưu với nhau một cách mạnh mẽ và khắng khít nhất. Chính sự phát triển này mà trang phục thời kỳ nhà Đường cũng đạt đến độ sáng tạo nghệ thuật cao.

Bộ trang phục (hán phục) thời Đường cũng trở thành một kiểu mẫu cho các vương triều sau này học hỏi. Cho đến thời điểm hiện nay, hán phục thời Đường vẫn được nhiều nhà thiết kế, chuyên gia đánh giá cao về tính thẩm mỹ và độ sang trọng, quý phái của nó.

Đặc điểm, kiểu dáng trang phục cổ trang thời Đường Trung Quốc

Trang phục nam: Áo dài, cổ tròn, khăn vấn đầu

Áo của nam giới có thiết kế cổ tròn hay còn được gọi là “cổ đoàn viên”. Phía dưới có áo choàng và vạt trước bên phải có các thiết kế một đường ngang. Thường thì nam giới sẽ mặc áo choàng cổ tròn, mang giày đen và đội khăn vấn.

Khăn vấn là một loại khăn bông dùng cây ngô đồng, sợ gai, da thuộc chế tạo nên. Khăn vấn đầu có 2 chân giống như 2 cái đai ở phía sau đầu thẳng xuống đến gáy hoặc quá vai. Hai đai khăn vấn có thể cứng hoặc mềm, tròn hoặc rộng và có thể thay đổi linh hoạt.

Nó mang lại cho người mặc sự thoải mái, phóng khoáng và tôn lên khí chất mạnh mẽ, uy vũ của người anh hùng. Đây là trang phục được sử dụng trong các trường hợp long trọng. Đa phần là dành cho các quan viên, vua chúa và sử dụng màu sắc để có thể phân biệt đẳng cấp.

Sắc phục dành cho Hoàng đế sẽ có màu vàng. Đây là màu sắc của hoàng phục được sử dụng từ triều Đường cho đến triều nhà Thanh, trước sau kéo dài hơn 1300 năm. Trên trang phục của vua chúa sẽ có các họa tiết hình rồng phương, thú, chim muông, cây cỏ, cảnh vật,…

Còn đối với quan viên thì màu xanh lục là trang phục của quan lục phẩm thất phẩm. Màu xanh lam là dành cho bát phẩm, cửu phẩm. Màu đỏ rực là trang phục của quan ngũ phẩm trở lên. màu tím là màu trang phục của quan viên tam phẩm trở lên.

trang-phuc-nam-thoi-duong-trung-quoc
Trang phục nam thời Đường Trung Quốc

Màu sắc của trang phục cổ trang dưới thời Đường còn bị chi phối bởi quy luậ Âm dương – Ngũ hành. Đồng nghĩa với việc đó là các màu sắc tối sẽ được yêu thích hơn. Màu vàng được xem là màu trung tâm, các màu tím – xanh – đen – đỏ thể hiện cho Đông – Tây – Nam – Bắc. Đây cũng chính là co sở để phân chia màu sắc cho trang phục dưới thời Đường.

Quan lại thời Đường khi ra vào cấm cung phải đeo “ngư phù” để khẳng định và xác nhận địa vị của mình, phòng ngừa kẻ gian lẻn vào. Ngư phù sẽ được để trong một chiếc túi nhỏ đeo bên mình. Thời Đường có 2 chiếc ngư phù, một cái đeo bên trái, một cái đeo bên phải.

Khi quan ra thì xuất trình ngư phù bên phải còn khi vào thì xuất trình ngư phù bên trái. Quan từ ngũ phẩm trở lên mặc áo đổ, đeo túi trang sức bằng bạc còn quan từ tam phẩm trở lên thì mặc áo tím, đeo túi trang sức bằng vàng. Đây được gọi là chế độ “chương phục” dành cho hệ thống quan vào thời nhà Đường.

Những bộ trang phục hán phục nam dưới thời Đường được thể hiện rõ nét qua nhiều bức họa cổ như: Hàn Hi dạ yên đồ, Phu nhân nước Quắt du xuân đồ, Du kị đồ quyền, Bộ Liên đồ,…

Trang phục của phụ nữ thời Đường

Trang phục phụ nữ thời Đường được đánh giá là rất giống với các trang phục của tiên nữ trên trời. Bộ trang phục vừa kín đáo vừa kiều diễm, thiết tha. Đây cũng là điều dễ hiểu vì con người cổ đại luôn tôn sùng ngưỡng Thần, không chỉ lấy hành vi, phẩm chất của Thần để noi theo mà còn lấy trang phục của Thần để học hỏi, thiết kế trang phục cho mình.

Với thiết kế tay ngắn, váy ngăn, tay áo rộng, váy dài, áo lụa choàng hoặc áo ngắn bỏ trong váy, khoác khăn lụa trùm qua vai. Thường thì phần trên sẽ mặc áo lót hoặc áo ngắn, dưới mặc váy dài, eo váy cao đến dưới nách, phối lụa phi.

Mang giày sợi hoặc giày cỏ đầu phượng, kiểu tóc thường là tóc xõa cho các thiếu nữ chưa chồng, tóc búi cao sát đầu cho người đã có chồng và tóc búi cầu kì cho giới quý tộc. Tuy nhiên những người có địa vị cao trong xã hội thì thường thích các kiểu tóc búi cao và lớn như búi mây, búi đôi, búi hình hoa,…

trang-phuc-nu-thoi-duong-trung-quoc
Trang phục của phụ nữ thời Đường

Trang phục phụ nữ thời Đường khá rộng rãi, đặc biệt là phần tay áo. Đây được xem như là “mốt” trang phục thịnh hành thời kì này. Nó giúp cho người phụ nữ trông mềm mại, luc ẩn lúc hiện, vải lụa quấn quanh người bồng bềnh nhẹ nhàng. Khi đi ra ngoài có thể đội nón có màng che.

Kết hợp cùng với trang phục thì cách trang điểm cũng được chú trọng dưới thời nhà Đường. Thời bấy giờ phụ nữ thịnh hành 2 kiểu vẽ đó là: kẻ khuôn mày rộng nhưng ngắn hoặc vẽ lông mày mảnh, dài, điểm chung đó là lông mày được tô khá nhạt. Thời Đường cũng là triều đại đánh dấu cho sự ra đời của son môi tại Trung Quốc. Nó được làm từ khoáng, đất sét đỏ và mỡ động vật.

Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đã không ngần ngại nhận xét rằng nữ nhân thời Đường không màng tới lễ giáo, họ sẵn sàng đi ngược lại truyền thống, thuần phong mỹ tục của các triều đại phong kiến trước đó. Nữ nhân có thể thản nhiên khoe vẻ đẹp thân thể mà không sợ dị nghị, trách phạt.

Trang phục quân sự thời Đường

trang-phuc-quan-su-thoi-duong-trung-quoc
Trang phục quân sự thời Đường Trung Quốc

Vào thời Đường, kỹ thuật chế tạo áo giáp khá hoàn thiện và khi mặc vào thì các tướng sĩ, binh sĩ trông rất oai hùng và mạnh mẽ. Đi cùng với bộ áo giáp thì binh khí thời Đường cũng rất giống pháp khí trên trời. Các võ tướng uy vũ giống như kim giáp ngũ sắc đang ở nhân gian, binh chinh thiên hạ, duy trì chính nghĩa. Các chiến bào được khắc họa tiết hoa văn chim muông, thêu mạ vàng bạc.

Địa chỉ thuê mua trang phục (hán phục) thời Đường Trung Quốc

Hiện nay Nini Store là một địa chỉ chuyên cung cấp các trang phục cổ trang, hán phục của các triều đại Trung Quốc trong đó có thời nhà Đường. Các mẫu trang phục ở đây đều đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, kích thước, do đó bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình một mẫu ưng ý nhất.

Các mẫu trang phục cổ trang thời Đường tại Nini Store đảm bảo chất lượng, độ bền và mức giá thuê mua vô cùng hợp lý. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm lựa chọn thì có thể nhờ đến sự tư vấn của nhân viên. Bạn cũng có thể trực tiếp đến shop Nini Store tại tpHCM hoặc truy cập vào website ninistore.vn để đặt thuê mua trang phục online.

Nini Store cam kết các mẫu trang phục trên website đều do chính Nini Store chụp, chất lượng sản phẩm như hình. Màu sắc trang phục thực tế có thể đậm hoặc nhạt hơn so với hình, tuy nhiên không đáng kể. Nếu khi nhận hàng, trang phục không giống kiểu dáng như hình hoặc bị hư hỏng, bị rách thì bạn có thể gọi ngay đến hotline để được giải quyết nhanh chóng nhất nhé.

Khi nhắc đến trang phục cổ trang thời Đường, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc không khỏi lắc đầu ngán ngẩm. Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận rằng, trang phục cổ trang thời Đường Trung Quốc mang đậm nét riêng và phá vỡ mọi khuôn khổ phong kiến. Nếu bạn yêu thích mẫu trang phục này thì hãy đến ngay Nini Store để “rinh” ngay một bộ về nhé!

Xem thêm