Bạn đang tự hỏi mâm quả trong đám cưới người hoa có những gì? Hay những nghi thức, thủ tục cưới hỏi của người Hoa có khác biệt gì với người Việt không? Mâm quả trong đám cưới như thế nào được cho là đẹp và đầy đủ nhất trong đám cưới? trong khi ngày cưới của bạn đang đến gần. Thì hôm nay, aocuoitrunghoa.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về những nghi lễ và mâm quả trong đám cưới người Hoa có những gì nhé. Để hôn lễ sắp tới của bạn được diễn ra hoàn hảo nhất hay giúp những bạn đang có người yêu là người gốc Hoa có thể hiểu thêm về những điều này nhé!

Những phong tục cưới hỏi của người Hoa

Cũng giống như những phong tục cưới hỏi của người Việt thì người Hoa cũng có 3 nghi lễ chính hiện đang được phổ biến và sử dụng nhiều nhất hiện nay : lễ dạm ngõ, lễ rước dâu và lễ cưới. Nhưng đối với riêng những phong tục cưới hỏi của người Hoa thì họ những tập tục riêng biệt và khác biệt hơn những phong tục cưới hỏi của người Việt như là:

– Tục chải tóc: theo thông lệ sẽ dùng lược chải tóc 3 lần cho cô dâu và nói 1 chải tới đuôi(ý nghĩa của câu nói là tình duyên không đứt đoạn, theo quan niệm xưa của người Hoa), 2 chải răng long đầu bạc, 3 chải con cháu đầy đàn. Sau khi chải đầu xong thì cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước (là bánh có nhân đường) trong phong tục cưới xinh của người Hoa là sau này cuộc sống hôn nhân của vợ chông được viên mãn, nhiều mật ngọt và hạnh phúc.

– Tục phá cửa: nhà gái sẽ đứng chặn cửa ra vào nhà của cô dâu và không cho nhà trai vào. Và nhà trai phải phá cửa để vào bằng những việc như là chịu những hình phạt mà bên nhà gái hay cô dâu đưa ra hay là cho bao lì xì cho nhà gái hoặc nếu phá được cửa rồi thì đi thẳng vào phòng tân nương luôn. Như vậy thì tân lang mới được vô rước dâu và đón dâu về.

Đây là một trong những phong tục đặc trưng riêng mà mang nét riêng của dân tộc người Hoa, thể hiện được những nét văn hóa truyền thống riêng biệt và đậm chất Trung Hoa. Có thể nói với nền văn hóa giao thoa kết hợp hài hòa giữ những nét văn hóa cổ truyền của phương Đông – phương Tây mà đất nước Trung Hoa có nhiều nét đặc trưng riêng biệt về nét đẹp của truyền thống văn hóa cũng như trong phong tục cưới hỏi của họ.

Lễ dạm ngõ là nghi lễ như thế nào?

Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ ra mắt hai bên gia đình nhà trai và nhà gái với ý định thưa chuyện với hai bên gia đình về chuyện gia đình của hai bên. Khi một chàng trai yêu thương một cô gái mà có ý muốn tiến tới hôn nhân, có ý định muốn gắn bó lâu dài thì người con trai sẽ thưa chuyện với bố mẹ để nhờ người thân hay bà mai đến nhà gái để nói chuyện làm mai.

Người này có vai trò và trách nhiệm là đến thưa chuyện bên nhà gái để xem nhà gái có ưng thuận và đồng ý kết hôn với người con trai đó không. Nếu cô gái và gia đình đồng ý thì sẽ thực hiện nghi lễ dạm ngõ. Theo truyền thống phong tục của người Hoa thì trong nghi lễ dạm ngõ, thì nhà trai sẽ đem những lễ vật như trầu cau, trà, bánh trái để xin hỏi và 2 bên gia đình sẽ nói về chuyện thành hôn của đôi trẻ và chọn ra ngày giờ thích hợp để thực hiện nghi lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi của hai bên gia đình đàn trai – đàn gái

Lễ ăn hỏi đối với người Hoa rất quan trọng, hay còn được gọi với cái tên khác là lễ đính hôn. Trong lễ ăn hỏi thì nhà trai sẽ đem những lễ vật được coi là rất quan trọng như trầu cau, rượu trà, đùi heo, bánh trái để xin hỏi cưới nhà gái. Những lễ vật hay những mâm quả này là rất cần thiết và còn tùy thuộc vào điều kiện của nhà trai mà có thể chuẩn bị thêm những mâm quả khác nhưng sao cho phù hợp và số lượng mâm quả phải là số chẵn.

Trong lễ ăn hỏi theo phong tục của người Hoa thì ngoài những mâm quả được đem đến xin hỏi cưới thì nhà trai còn phải đem đến cho nhà gái một số tiền để trao cho nhà gái, cũng khá giống với phong tục cưới hỏi người Việt thì nhà trai cũng đem đến trao cho nhà gái một số tiền với ngụ ý là tiền nạp tài cho nhà gái. Đối với người Hoa thì cũng ý nghĩa giống như vậy, nhưng số tiền của mà theo phong tục của người Hoa phải là bốn con số 4 như là 4.444.000 hay là 44.444.000 tùy vào điều kiện kinh tế của nhà trai.

Thì sau khi nhà gái nhận số tiền từ bên nhà trai trao qua thì nhà gái sẽ giữ lại số tiền có thẻ là 4.400.000 hay 444.000, số tiền còn lại sẽ trả lại cho nhà trai. Vì theo quan niệm của người Hoa từ bao đời nay thì con số 44 là con số đẹp nhất, thể hiện sự vuông tròn, lâu bền và bền vững. Cũng giống như những sính lễ mà nhà trai đi cho nhà gái thì phải là số chẵn, vì cũng theo quan niệm của người Hoa là thể hiện được ngụ ý là có cặp có đôi.

Lễ cưới của người Hoa

Trước khi cử hành hôn lễ rước dâu thì theo thông lệ cưới hỏi của người Hoa thì họ hàng và bạn bè cô dâu sẽ qua chơi với cô dâu vào buổi tối trước ngày cử hành hôn lễ rước dâu. Vì theo quan niệm của người Hoa là thể hiện được sự xôm tụ và tốt lành cho cô dâu, cũng như là trước khi được xuất gái theo về nhà chồng thì cô dâu cũng được “hộ giá” , không cảm thấy cô đơn hay bơ vơ một mình.

Trong thời gian buổi tối trước khi đến sáng ngày rước dâu thì cô dâu sẽ được sắp xếp thời gian được chọn sẵn để ba hoặc mẹ cô dâu chải tóc cho cô dâu và theo thông lệ sẽ chải 3 lần và lần lượt nói.
– “Một chải tới đuôi”
– “Hai chải răng long đầu bạc”
– “Ba chải con cháu đầy đàn”
Sau khi được chải tóc xong thì cô dâu sẽ được ăn bánh trôi nước với ngụ ý là hôn nhân vợ chồng về sau sẽ ấm êm, ngọt ngào và hạnh phúc. Sau đó thì cô dâu được đưa vào phòng ngủ và không được ra phòng khách nữa.

Đến sáng hôm sau, theo đúng thời gian rước dâu được sắp xếp thì nhà trai chú rể và ông mai sẽ là người đi trước. Bên nhà gái sẽ có một bé gái hoặc bé trai, có thể em hoặc cháu của cô dâu để bưng mâm trà rót mời chú rể và ông mai. Và chú rể sẽ cảm ơn và đáp trả lại bằng phong bì đã chuẩn bị sẵn của mình cho bé trai hoặc bé gái đó.

Khi bước vào tới cửa thì chú rể sẽ phải phá cửa để vào, nhưng nhà gái sẽ có những hình thức hay những trò chơi mà bên nhà trai và chú rể phải đáp ứng để không dễ dàng vào được. Nhà trai phải cố gắng phá được cửa hay đáp ứng những hình thức mà nhà gái đưa ra như chịu phạt hoặc là cho lì xì,… Khi nhà trai phá cửa được rồi thì đi thẳng đến chỗ cô dâu và được rước dâu về.

Khi đến rước dâu thì nhà trai sẽ mang theo những sính lế mâm quả mà đã được chuẩn bị trước, trong số mâm quả đó thì phải có đầu heo (có thể thay thế bằng đùi heo cũng được), thì nếu trong lễ ăn hỏi nhà trai đã đưa lễ vật đùi heo lên trước thì đến khi đến lễ cưới,nhà trai phải đưa đùi heo lên sau vì theo quan niệm của người Hoa là phải “có trước có sau”.

Sau khi làm lễ lạy tổ tiên và thực hiện nghi lễ trà chính dâng lên hai bậc sinh thành là ba và mẹ cô dâu thì nhà trai có thể rước dâu về. Khi cô dâu bước ra khỏi cửa thì phải đi thẳng và không được quay đầu lại nhìn, ba mẹ cô dâu cũng chỉ được đứng từ nhà nhìn theo chứ không được theo qua nhà của con rể.

>>> Xem ngay Phong tục đám cưới truyền thống của người Trung Quốc

Quan niệm về mâm quả trong đám cưới của người Hoa có những gì?

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những quan niệm và truyền thống văn hóa đặc trưng riêng, thể hiện rõ nhất là những phong tục nghi lễ cưới hỏi. Chính vì sự kết hợp và giao thoa về văn hóa với phương Đông – phương Tây mà những phong tục, tục lệ cưới hỏi của người Hoa có sự khác biệt hơn so với những phong tục cưới của người Việt. So với những nghi lễ, phong tục cưới hỏi cửa người Việt thì những tục lệ cưới xinh của người Hoa cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, trong đám cưới người Hoa hiện nay có hai hình thức để lựa chọn mâm quả của người Hoa như sau:
Mâm quả truyền thống: đại diện cho 4 phương với 4 món hải vị như(tóc tiên, nấm đông cô, tôm khô, mực khô), 1 mâm quýt, 1 con heo quay, 1 cặp gà trống và gà mái còn sống và 1 bánh cưới.
Mâm quả được phổ biến của người Hoa: trầu cau, rượu trà, tiền vàng, đùi heo, hoa quả(thường là quýt).

Thông thường, số lượng mâm quả trong phong tục cưới hỏi của người Hoa sẽ không có số lượng cụ thể. Theo quan niệm và truyền thống cưới hỏi của người Hoa thì số lượng mâm quả bạn đi cho nhà gái sẽ là những số chẵn nên thường số lượng mâm quả sẽ là 6, 8, 10, 12,… tùy theo bạn thì bạn có thể chuẩn bị những mâm quả như ở trên hay có thể chuẩn bị nhiều hơn như tiền vàng hay bánh trái sao cho phù hợp với nhà trai và nhà gái. Vì theo những phong tục của người Hoa thì mâm quả càng nhiều thì càng tốt.

Nói chung, điểm khác nhau giữa phong tục cưới hỏi của người Hoa và người Việt không phải ở chỗ số lượng lễ vật hay từng mâm quả có những gì. Mà khác nhau ở điểm là mâm quả nào cần có trong lễ dạm ngõ và mâm quả nào cần có trong lễ rước dâu. Chính vì sự khác biệt như vậy mà chúng ta có thể thấy được rằng, mỗi người mỗi dân tộc chúng ta đều có những nét văn hóa truyền thống và quan niệm phong tục cưới hỏi không giống nhau, mang một màu sắc riêng biệt và đặc trưng trong từng nghi lễ khác nhau.

Giống như điểm khác biệt lớn nhất của phong tục trong mâm quả của người Hoa với phong tục trong mâm quả của người Việt chính là mâm lễ đùi heo quay. Với quan niệm theo phong tục cưới hỏi có từ lâu của người Hoa có “tiền” thì phải có “hậu” để gia đình được viên mãn, hạnh phúc và có hậu về sau. Cho nên, mâm quả đùi heo quay luôn có mặt trong lễ dạm ngõ và lễ rước dâu theo thứ tự trước sau.

Qua bài viết Mâm quả trong đám cưới của người Hoa có những gì? thì NiNi Store mong rằng có thể giúp ích được phần nào cho những ai đang không biết và phân vân về những phong tục cưới hỏi của người Hoa. Cũng như có thể giúp bạn hiểu thêm được nhiều về những truyền thống văn hóa cưới hỏi đẹp đẽ và riêng biệt của người gốc Hoa, để cho những bạn đang chuẩn bị cho ngày cưới sắp cưới của mình sẵn sàng và biết thêm được nhiều về nét đẹp văn hóa Trung Hoa để ngày cưới của bạn được diễn ra tốt đẹp và viên mãn nhất.

Tham khảo thêm Mân bưng quả đám cưới miền Nam gồm có những gì