Trong số các nghi lễ hôn nhân của người Việt thì lễ ăn hỏi (hay còn gọi là đám hỏi) được xem là một nghi thức vô cùng quan trọng. Cho nên, khi tiến hành thì cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ từ phía nhà trai lẫn nhà gái.

Vậy theo bạn, trong lễ đám hỏi có cần cho cưới, cho vàng gì không? Và bên nhà trai cần phải chuẩn bị những gì cho buổi lễ đám hỏi. Mọi thắc mắc sẽ được aocuoitrunghoa.com tổng hợp và chia sẻ ngay dưới đây, hãy cùng đồng hành cùng áo cưới Trung Hoa nhé.

Định nghĩa đám hỏi là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất thì đám hỏi là một buổi lễ mà bên gia đình nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, cùng nhau bàn chuyện về việc cưới xin. Khi nghi lễ này kết thúc thì cả 2 đã được xem là vợ chồng “công khai” rồi đó.

Tùy vào từng vùng miền, chúng ta có thể gọi nghi lễ này là đám hỏi, lễ ăn hỏi hoặc lễ đính hôn đều giống nhau cả nhé.

Sau khi nhà gái đã đồng ý nhận lễ vật từ phía nhà trai mang đến thì có nghĩa là phía nhà gái đã chấp thuận gả con gái cho bên đằng trai. Đây cũng là một thông điệp báo rằng cô gái đã trở thành vợ chưa cưới tương lai của chàng trai.

Buổi lễ đám hỏi kết thúc tốt đẹp thì cũng là lúc phía nhà gái sẽ mở tiệc mời bên nhà trai ở lại dùng chung bữa cơm gia đình.

Tất nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện tổ chức nhiều buổi lễ như thế này. Có gia đình sẽ bỏ qua buổi lễ này hoặc gộp chung lại làm trong 1 ngày hết, tức là vừa mang lễ vật qua nhà gái, bàn về hôn sự con cái 2 nhà, trao tặng quà (tiền, vàng cưới,…), rước dâu về nhà chồng, làm lễ nhận dâu,…

Trong buổi lễ ăn hỏi thì bên nha trai sẽ phải có đầy đủ các thành viên quan trọng như ông bà, cha mẹ, chú rể, họ hàng, đội ngũ bê tráp nam. Tương tự bên nhà gái phải có ông bà, cha mẹ, cô dâu, họ hàng và dàn bưng quả nữ.

Lễ đám hỏi có cần cho nhẫn cưới, cho vàng cô dâu, chú rể hay không?

Nếu căn cứ theo nghi lễ cưới truyền thống của người Việt thì trong buổi lễ đám hỏi, những thành viên tham dự sẽ không phải cho vàng cô dâu, chú rể nhé. Phía nhà trai chỉ cần mang đầy đủ lễ vật đến dâng lễ cho nhà gái là đủ rồi.

Còn về vấn đề cho vàng thì nên tặng vào ngày đám cưới hãy tặng. Như mình đã chia sẻ bên trên thì tùy vào từng vùng, vẫn có gia đình họ sẽ tặng vàng cho cô dâu trước khi sang bên nhà chồng, sau khi rước dâu về nhà chồng thì gia đình nhà chồng, họ hàng bên đằng trai sẽ tặng vàng cho cô dâu, chú rể.

Đám Hỏi Có Cần Cho Nhẫn Cưới, Cho Vàng Gì không?
Đám Hỏi Có Cần Cho Nhẫn Cưới, Cho Vàng Gì không?

Riêng các món lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị, nếu gia đình nhà trai thuộc dạng khá giả, thì chắc chắn trong đó sẽ có nữ trang vàng để làm quà tặng cô dâu. Món quà này cũng hàm ý cầu chúc cho đôi uyên ương luôn giàu sang, phú quý, ấm no cả đời.

Những món quà tặng bên nhà trai chuẩn bị để tặng cho cô dâu trong buổi lễ đám hỏi, chỉ cần đơn giản và ý nghĩa là được, không nhất thiết phải quá cầu kỳ, bắt mắt. Ví dụ, có thể tặng cho cô dâu 1 chiếc vòng tay vàng nhỏ, hoặc 1 đôi bông tai vàng hoặc chiếc nhẫn đính hôn. Quà tặng chủ yếu là tấm lòng là chính, không quan trọng giá trị món quà đó như thế này. Điều kiện gia đình ra sao thì thu xếp tặng món quà vừa sức.

Cô dâu chú rể chắc chắn sẽ cần: Bảng giá cho thuê Áo dài đám hỏi cô dâu – chú rể

Buổi lễ đám hỏi diễn ra như thế nào?

Xưa kia thì buổi lễ ăn hỏi thường được diễn ra cách ngày đám cưới từ 1 – 2 năm. Nhưng hiện nay thì buổi lễ ăn hỏi sẽ được tổ chức cách lễ cưới khoảng 1 đến 2 tháng, hoặc 1 đến 2 tuần.

Nhiều gia đình do kinh tế khó khăn nhưng vẫn muốn tổ chức lễ cưới cho con họ. Cho nên họ sẽ chọn giải pháp gộp lễ đám hỏi với đám cưới chung với nhau.

Một buổi lễ ăn hỏi/ đám hỏi sẽ diễn ra trình tự như sau:

  • Gia đình nhà trai mang sính lễ sang nhà gái

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật trong buổi đám hỏi, phía nhà trai sẽ bắt đầu di chuyển sang nhà gái dựa theo thời gian đã dự tính từ trước. Nhằm hạn chế những rủi ro có thể phát sinh, tốt nhất hãy đi sớm hơn 15 – 20 phút. Quan trọng là khi chuẩn bị mang sính lễ vào nhà gái thì phải đúng giờ tốt thì mới mang lại điềm may mắn, tốt lành cho đôi bên.

  • Hai bên thông gia giao lưu và trao lễ vật

Giờ tốt tới gần thì cũng là lúc các thành viên bên nhà trai lần lượt tiến thẳng vào bên nhà gái. Thứ tứ dẫn đoàn lần lượt là vế cao nhất (ông bà), rồi đến ba mẹ, chú rể, dàn nam bưng tráp,… Bên nhà gái sẽ cử đại diện ra tiếp đoàn nhà trai, sau khi chào hỏi xong thì cũng là lúc đội bê tráp nhà trai sẽ đưa lễ vật cho đội bê tráp nữ của nhà gái. Cũng đồng thời, cô dâu chú rể sẽ tặng lì xì cho đội bê quả, còn tặng bao nhiêu thì còn tùy vào mỗi gia đình.

  • Hai nhà trai gái cùng nhau bàn chuyện

Khi quá trình trao quà lễ vật xong xuôi thì lúc này, phía nhà gái sẽ mời nhà trai vào bên trong nhà, cùng nhau ngồi bàn chuyện về hôn sự của con cháu. Vừa uống nước vừa giới thiệu về đại diện có mặt trong buổi lễ đám hỏi.

Phía nhà trai sẽ có một người đứng ra làm đại diện để nói về chuyến đến thăm nhà gái hôm nay là có mục đích gì, giới thiệu sơ về những món lễ vật mang sang nhà gái. Nhà gái sẽ lắng nghe, tiếp nhận lễ vật và bày tỏ lòng cảm ơn. Cùng lúc đó, mẹ của cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau mở các tráp trên bàn ra trước sự chứng giám của các thành viên gia đình hai bên.

  • Cô dâu sẽ được dẫn ra mắt 2 nhà

Nếu đúng theo nghi lễ cưới hỏi truyền thống, khi nào hoàn tất xong các nghi thức trên thì cô dâu mới được dắt ra giới thiệu trước mọi người có mặt trong buổi lễ đám hỏi. Thường thì người dắt cô dâu ra sẽ là mẹ của cô dâu, hoặc cũng có thể là chú rể vào dắt cô dâu ra nhưng phải có sự đồng ý từ ba mẹ cô dâu. Kế đến, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau rót những ly trà mời các thành viên lớn tuổi có mặt trong ngày lễ đám hỏi.

  • Thắp nén nhang trước bàn thờ gia tiên

Sau khi đã mòi người lớn uống chén trà, chú rể và cô dâu sẽ tiếp tục thắp một nén nhang dâng lên bàn thờ tổ tiên. Thường thì mẹ cô dâu sẽ lấy ra một số quả từ trong lễ vật nhà trai mang sang, đặt lên bàn thờ tổ tiên. Nhưng hiện nay thì nhiều gia đình họ đã chủ động chuẩn bị từ trước, nhằm tránh mất thời gian.

  • Trao đổi về vấn đề cưới hỏi

Lúc này, các thành viên của 2 nhà trai gái sẽ cùng nhau nói chuyện về vấn đề lễ cưới của con họ sẽ được diễn ra như thế nào. Thống nhất phương án tổ chức, chọn ngày tốt, giờ đẹp để tiến hành nghi lễ rước dâu.

Trong thời gian người lớn đang ngồi nói chuyện về vấn đề đám cưới, cô dâu có thể đi chụp hình cùng với dàn bê quả hoặc người thân.

  • Nhà gái trả lại ½ lễ vật

Khi mọi thủ tục đã được diễn ra gần như xong xuôi thì lúc này phía gia đình nha gái sẽ chia lễ vật thành 2 phần, 1 phần giữ lại và phần còn lại trả cho nhà trai mang về.

Quá trình chia lễ vật điều phải dùng bằng tay, tuyệt đối không sử dụng kéo, dao, nếu không sẽ khiến cho nhân duyên giữa cô dâu và chú rể sẽ gặp nhiều bất trắc.

Phân chia mâm quả xong thì phần nắm mâm sẽ lật ngửa lên, phía nhà trai sẽ nhận lại tráp và sau đó ra về, đến lúc này thì buổi lễ đám hỏi cũng đã hoàn tất.

Cùng lúc đó, phía nhà gái cũng chủ động mời gia đình nhà trai ngồi ăn chung một bữa cơm gia đình đã được chuẩn bị sẵn.

Kết

Nhìn chung thì một buổi lễ đám hỏi thường diễn ra rất nhanh, đơn giản và không có quá phức tạp như bạn thường nghĩ. Tùy vào kinh tế của gia đình mà tổ chức lễ ăn hỏi sao cho hợp lý nhé.

Đến đây, bọn mình xin phép được kết thúc nội dung bài viết  “Đám hỏi có cần cho cưới, cho vàng gì không”. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích thì nhớ share bài viết này giúp bọn mình nhé.

Tham khảo thêm