Trung Quốc được coi như một nguồn thu mua sầu riêng lớn nhất thế giới. Nhưng với dân số khổng lồ như vậy thì liệu lượng thu mua đó có đủ để đáp ứng không hay phải tự sản xuất? Trong bài viết này, aocuoitrunghoa.com sẽ cùng bạn giải đáp xem nước Trung Quốc có trồng được sầu riêng không?
Giới thiệu về sầu riêng và thị trường sầu riêng tại Trung Quốc
Sầu riêng là một loại trái cây đặc sản được ưa thích ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Và ở Trung Quốc trái sầu riêng cũng rất được ưa chuộng. Đa số mọi người đều không thích mùi sầu riêng khi lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên lại có rất nhiều người mê mẩn loại trái cây màu vàng như món bánh trứng, béo ngậy như bơ, và có hương vị rất đặc trưng này. Ở Trung Quốc, hầu hết người dân đều khá hứng thú với trái sầu riêng và sử dụng sầu riêng như một loại thực phẩm hàng ngày.
Chính vì nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc ngày càng tăng cao nên đòi hỏi nguồn hàng cung cấp ngày càng lớn và có thể đáp ứng kịp thời. Ở Trung Quốc có trồng sầu riêng. Tuy nhiên sản lượng sầu riêng sản xuất tại Trung Quốc lại không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân tại nơi đây.
Vì vậy, để đảm bảo nguồn sầu riêng cho người dân, Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu và thu mua sầu riêng từ các nước nhiệt đới khác. Theo thống kê trong năm 2018, lượng nhập khẩu trái sầu riêng tươi của Trung Quốc tăng khoảng 26% so với năm trước và đạt 1,4 tỷ USD. Điều này đã cho thấy sự ưa chuộng và yêu thích của sầu riêng tại Trung Quốc là rất lớn.
Nước Trung Quốc có trồng được sầu riêng không?
Để tìm hiểu xem Trung Quốc có trồng được sầu riêng hay không, chúng ta cần hiểu về các yêu cầu sinh thái của loại cây này. Cây sầu riêng là một loại cây nhiệt đới đem lại giá trị kinh tế cao. Loại cây này còn góp phần xóa đói giảm nghèo ở rất nhiều vùng của nước ta. Tuy nhiên, không phải vùng miền nào cũng trồng được loại cây này.
Để trồng được sầu riêng, khu vực địa lý trồng phải có đủ các điều kiện về độ cao, lượng mưa, nhiệt độ và đất. Cây sầu riêng thường sinh trưởng tốt nhất ở độ cao từ ba mươi đến ba trăm mét so với mực nước biển. Loại cây này yêu cầu lượng mưa lớn từ 1600 đến 4000 mm một năm. Nhiệt độ tối ưu là từ 24 đến 30 độ C. Về điều kiện của đất, đất trồng sầu riêng cần màu mỡ, thoát nước tốt, độ pH từ năm đến sáu.
Chính vì những điều kiện cơ bản trên, không phải vùng khí hậu nào cũng trồng được sầu riêng. Tại Trung Quốc cũng có những khu vực đáp ứng đủ các điều kiện này. Tuy nhiên, so với mức dân số lớn và nhu cầu về trái sầu riêng ở đây, việc trồng này là hoàn toàn không đủ đáp ứng thị trường. Do đó, Trung Quốc vừa trồng vừa tiến hành nhập khẩu sầu riêng từ nhiều quốc gia lân cận khác.
Trung Quốc nhập sầu riêng từ đâu?
Quả sầu riêng được xem như là loại trái cây được mua nhiều nhất trên các trang thương mại điện tử lớn tại Trung Quốc như alibaba.com, 1688.com… Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng từ nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Malaysia, Campuchia … Trong đó Thái Lan hiện là nhà nước có sản lượng xuất khẩu sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc.
Việc xuất khẩu sầu riêng tại Thái Lan
Sản lượng sầu riêng xuất khẩu của Thái Lan đã cao gấp bốn đến năm lần so với tiêu thụ trong nước dựa vào những thay đổi kinh tế của Châu Á. Nhờ mạng lưới giao thông được cải thiện và sàn thương mại điện tử phát triển giúp xuất khẩu thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Sản lượng sầu riêng tại Thái Lan trong 5 năm gần đây khoảng sáu trăm nghìn tấn cho một năm. Mặc dù lượng tiêu thụ trong nước giảm xuống 40% tức là từ một trăm tám mươi nghìn tấn giảm còn một trăm nghìn tấn. Nhưng lượng sầu riêng xuất khẩu tăng vọt lên từ ba trăm tám mươi nghìn tấn lên năm trăm nghìn tấn. Trung Quốc nhập khẩu một lượng rất lớn sầu riêng từ Thái Lan, ước tính khoảng từ 80% đến 90% tổng lượng sầu riêng sản xuất được của Thái Lan.
Việc xuất khẩu sầu riêng tại các nước khác
Dù Thái Lan đang đứng số một trong những nước cung cấp sầu riêng cho thị trường Trung Quốc. Nhưng các nước như Malaysia đang xây dựng và mở rộng ngoại giao, tiếp cận và đẩy mạnh thị trường. Giống sầu riêng được đánh giá cao ở Malaysia đó chính là Musang King. Tuy nhiên, Malaysia lại đang đứng ngoài phân khúc thị trường giữa sầu riêng tươi và sầu riêng khô.
Điều này là bởi người nông dân ở Malaysia thường không trèo lên cây để thu hoạch sớm. Thay vì đó, họ chờ cho quả sầu riêng chín và tự rụng xuống đất. Đây là một bất lợi cho sầu riêng Malaysia.
Việt Nam cũng là một trong những nước cung cấp sản lượng sầu riêng chính cho Trung Quốc. Mặc dù Thái Lan có chất lượng sầu riêng tốt nhất nhưng sản lượng xuất khẩu của nước này lại không thể cung cấp đủ cho thị trường của Trung Quốc. Một điều nữa đó chính là Thái Lan không có nhiều diện tích trồng sầu riêng trái vụ để cung cấp cho nên thương lái Trung Quốc tìm đến Việt Nam.
Trên đây là các thông tin về trái sầu riêng và thị trường sầu riêng tại Trung Quốc. Theo đó, nhu cầu về sầu riêng ở quốc gia này là rất lớn. Vì vậy, tuy vẫn có thể tự trồng loại cây này, nhưng Trung Quốc vẫn một trong các quốc gia nhập khẩu sầu riêng nhiều nhất thế giới. Các nước xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc chủ yếu là Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Tham khảo thêm